Từ chiếc kén tằm xinh xinh màu vàng màu trắng để cho ra một tấm vải mềm mát, đẹp đẽ thì trải qua rất nhiều công việc. Mà nếu có kể ra từng công việc đó thì dài lắm, có đến hàng chục công việc. Kể thế thì vừa mệt, vừa bị gọi là kể công, rồi bạn không mua nữa thì nguy. Thôi Lụa Tơ Tằm Bá Minh xin kể ra 6 công đoạn lớn để dệt vải đũi tơ tằm, để bạn đọc cùng hiểu hơn về vải đũi nhé.
Trước khi đi vào từng công đoạn cụ thể, chúng ta cùng phải thống nhất với nhau một vài điều như sau:
Đầu tiên, đây là 6 công đoạn dệt đũi thủ công ở làng đũi Nam Cao do Bá Minh Silk tổng hợp từ tìm hiểu của mình. Sau đó biên tập lại để bạn đọc dễ hình dung, dể hiểu. Vì vậy, có thể sẽ khác so với các làng nghề khác.
Thứ 2, làng đũi Nam Cao là một làng có truyền thống lâu đời chuyên về nghề dệt vải đũi tơ tằm. Đũi Nam Cao từng xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới như Pháp, Thái Lan, Campuchia,… Bá Minh Silk là thương hiệu phát triển sản phẩm đũi tơ tằm truyền thống của Nam Cao. Với mong muốn tạo ra những sản phẩm chất lượng tốt nhất.
Còn bây giờ chúng ta cùng đi tìm hiểu 6 công đoạn dệt đũi tơ tằm thôi.
1. Húi kén
Húi kén là một từ địa phương của làng Nam Cao. Đây là công đoạn người thợ sẽ cho kén vào nồi nước rồi đun nóng. Sau đó nồi kén này còn được phủ tro của vỏ trấu.
Công đoạn này nhằm làm cho keo trong kén tằm tan ra, kén mềm và dễ để kéo sợi hơn. Trong công đoạn này, người thợ ở Nam Cao sẽ cho một loại lá vào nồi để húi kén. Đây là một bí quyết riêng, nếu bạn nào muốn biết hay đến cửa hàng Bá Minh Silk để mình chia sẻ nhé.
2. Kéo sợi đũi tơ tằm
Đây có thể nói là một trong những công đoạn quan trọng nhất. Bởi nó quyết định khá nhiều chất lượng của sợi đũi tơ tằm. Ở công đoạn này, người thợ sẽ cho kén sau khi húi vào một chậu nước rồi dùng tay vê thành những sợi đũi tơ tằm thô. Công việc này khá nhàm chán nên đòi hỏi một sự chịu khó và tỉ mỉ vô cùng lớn.
Sợi đũi tơ tằm sau khi được kéo thì sẽ được vun guồng thành những bó đũi.
3. Chuỗi đũi
Đây là công đoạn mà người thợ sẽ cho những bó đũi vào một nồi nước lớn để nấu. Quá trình này nhằm mục đích là tẩy trắng, loại bỏ những tạp chất còn sót lại. Thời gian chuỗi đũi này kéo dài từ 45 đến 60 phút.
Sợi đũi sau khi chuỗi sẽ được mang đi phơi.
4. Xe sợi, đánh suốt
Những bó đũi sau khi chuỗi sẽ được mang đi xe sợi và đánh suốt để cho công đoạn dệt vải. Ở công đoạn này, tùy theo loại vải sẽ dệt mà người thợ sẽ xe loại sợi đũi phù hợp.
5. Dệt vải
Vậy là các công đoạn chuẩn bị sợi đũi tơ tằm để dệt vải đã hoàn tất. Bây giờ là đến công đoạn của người thợ dệt. Ở công đoạn này, người thợ dệt sẽ chuẩn bị khung dệt, mắc sợi dọc phù hợp với từng loại vải đũi tơ tằm.
Sau đó tiến hành dệt vải. Công đoạn này đòi hỏi người thợ dệt cực kỳ chú tâm theo dõi từng đường thoi đưa, từng sợi vải. Bởi nếu để xảy ra lỗi mà không phát hiện ra có thể hỏng cả một tấm vải đũi tơ tằm.
6. Nhuộm vải
Những tấm vải đũi sau khi được dệt sẽ chuyển cho người thợ nhuộm vải. Vải đũi tơ tằm ở Bá Minh Silk tập trung chủ yếu vào vải đũi cao cấp nhuộm màu tự nhiên. Các nguyên liệu nhuộm màu thường là lá bàng, củ nâu,…
Để cho ra những màu sắc vải, sắc thái của màu thì người thợ nhuộm sẽ phối trộn nguyên liệu phù hợp, kết hợp với thời gian nhuộm, số lần nhuộm.
Vải sau khi nhuộm sẽ được mang đi phơi dưới ánh sáng tự nhiên của mặt trời.
Sau khi phơi vải, các bước hoàn tất một tấm vải thành phẩm gồm: kiểm tra và loại bỏ tạp chất lần cuối, đo và cuộn vải thành các cuộn.
Lụa Tơ Tằm Bá Minh rất vui mừng mời quý khách hàng đến trải nghiệm vải đũi tơ tằm cao cấp tại của hàng:
Địa chỉ: Tầng 3 số 2 ngõ 10 Nguyễn Văn Huyên, Cầu Giấy, Hà Nội.
Hotline: 0936 099110
Bạn có thể xem thêm các sản phẩm khăn choàng đũi tơ tằm tại đây.
Like và follow fanpage Lụa Tơ Tằm Bá Minh để tham gia các chương trình khuyến mãi lớn.
thực ra tớ đang đi tìm khung dệt vải thủ công khổ 1.8 m – 2.4 mét để gia công sản xuất vải rèm theo yeeucaauf bên tớ. Không hiểu khổ máy dệt nhà mình là bn